This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2019

Bảo Dưởng Thiết Bị Chiller


GỒM NHỮNG PHẦN SAU:
    1. BÀO DƯỠNG MÁY NÉN
    2. BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ NGƯNG TỤ
    3. BẢO DƯỚNG THIẾT BỊ BAY HƠI

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2019

Hệ Thống Điều Hòa Trung Tâm VRV:

Hệ Thống Điều Hòa Trung Tâm VRV:

a. Giới Thiệu:
 - Do các hệ thống ống gió CAV (Contant air volume), VAV (Variable air volume) của hệ Water Chiller sử dụng ống gió điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong phòng quá cồng kềnh, tốn nhiều không gian, diện tích lắp đặt. Nên hãng Daikin của Nhật đưa ra giải pháp VRV (Variable Refrigerant Volume) là điều chỉnh năng suất lạnh qua việc điều chỉnh lưu lượng môi chất lạnh.

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT BỘ ĐIỀU KHIỂN MP35MP6 HANYOUNG

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2019

PHÂN LOẠI HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA


Hệ thống điều hòa cục bộ:

 

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2019

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

HỆ THỐNG CHILLER

Mô Tả Hệ Thống:

Hệ thống cơ bản gồm 5 phần cơ bản:


1. Mô hình hệ thống hoạt động như sau:

Có 4 Vòng Tuần Hoàn cho hệ thống như sau:
Vòng tuần hoàn màu đỏ: Là vòng tuần hoàn nước nóng bơm vào cooling tower thảy nhiệt này ra môi trường.
Vòng tuần hoàn màu xanh: Là vòng tuần hoàn gas lạnh trong cụm water chiller.
Vòng tuần hoàn màu tím nhạt: Là vòng tuần hoàn nước lạnh được bơm đến AHU, FCU, PAU, PHE .v.v.
Vòng tuần hoàn màu vàng: Là vòng tuần hoàn của hệ thống ống gió thổi vào phòng được điều hòa.

2. Mô hình hệ thống thực tế như sau:


3. Các Thiết Bị Trong Hệ Thống:

A. Cụm Water cooled chiller :


Là trung tâm của hệ thống, Tiêu thụ điện năng lớn nhất, giá thành cao nhất so với thiết bị khác.
Được sản xuất hàng loạt công nghiệp theo những công suất định sẳn tại các nước có nền công nghệ cao, từ đó phân phối riêng lẻ ra theo các công trình tòa nhà lớn nước ngoài.
Việc chọn lựa và hàm lượng tính toán đơn giản so với các thành phần còn lại của hệ thống. Được chọn theo năng suất lạnh yêu cầu (lấy đơn giản 15m2 bằng 1 tons loại điều hòa thường). Loại máy nén gas, loại Gas, Hiệu suất làm việc (cấp giảm tải, chạy biến tần.v.v.). Hoặc một số yêu cầu kèm theo: gắn bơm nhiệt, chất tải lạnh glycol .v.v.
Các thương hiệu hàng đầu thế giới: Trane, Carrier, York, Mc Quay, Hitachi,Climaveneta, Dunham - bush.v.v.
B. Hệ thống bơm và đường ống nước lạnh :

Bơm Nước:

chịu trách nhiệm bơm nước lạnh qua Chiller đến tải sử dụng trực tiếp (Nước lạnh sinh hoạt trao đổi qua tấm PHE, AHU, FCU, PAU.v.v.). Hiệu suất cao hơn nếu mổi chiller có riêng một bơm cho mình, bơm là loại bơm dùng cho nhà cao tầng có độ ồn nhỏ, cột áp không cao lắm (vì cân bằng tuần hoàn kín giữa cột áp đi và cột áp về).
Lưu lượng nước từ bơm qua chiller luôn phải được giử ổn định, không tăng hay giảm công suất lưu lượng bơm bằng biến tần nếu không có sự kết hợp có khoa học của hệ thống.
Chọn công suất bơm: dựa vào cột áp nước và lưu lượng nước (lưu lượng có sẳn theo thông số Chiller đã chọn). Việc Tính Toán cột áp Bơm nước có phần phức tạp do các thông số toán nhiều (lưu lượng nước, độ dài đường ống, độ cao, sụt áp qua co, cút, Tê, AHU, FCU, PAU .v.v.). Mặt dù có tính toán bằng tay để làm thuyết minh dự thầu, nhưng đa số vẫn dựa vào phần mềm phân tích tính toán để đưa ra kết quả tốt nhất.
Đường Ống:

Thường là ống thép đen được bọc cách nhiệt với đường nước lạnh. Ống thép đen hay ống đồng với đường ống nước nóng dẩn ra cooling tower. Hiện nay người ta bắt đầu thiết kế sang ống nhựa PPR cho hệ thống chiller, một số công trình dùng ống loại này hiện đang sử dụng rất tốt.
Việc lựa chọn kích thước đường ống dựa vào lưu lượng mà nó chuyên chở: Đường ống nhỏ quá dẩn đến tổn thất áp suất nước lớn đồng thời đường ống phải chịu áp suất cao hơn khi làm việc. Đường ống quá lớn dẩn đến tăng giá thành do thi công và giá đường ống.
Tùy theo lưu lượng mà ta chọn kích thước đường ống, tra theo catalog nhà sản xuất.

C. Hệ Thống AHU (Air handling unit), FCU (Fan Coil Unit), PAU (Primary Air Unit) hay MAU (Make Up Air):

AHU, FCU, PAU bản chất giống nhau nhưng khác mục đích sử dụng.
-- AHU: là bộ xử lý nhiệt ẩm hệ thống ống gió trung tâm và chia ra làm nhiều ống gió phụ đi vào không gian điều hòa. Như vậy một AHU có thể có nhiều lớp lọc bụi, nhiều dàn coil ống đồng (nước nóng hoặc lạnh) theo điều kiện xử lý yêu cầu và dùng cho một không gian lớn.
-- FCU: thì dùng cho nhiều phòng nhỏ hay khu vực nhỏ nơi mà hệ thống ống gió của AHU không thể tới được, hay với yêu cầu một vài phòng nằm trong khu vực với yêu cầu nhiệt độ và độ ẩm khác với AHU đang lắp sử dụng. FCU không xử lí nhiệt ẩm tốt bằng AHU (do kích thước sản xuất hạn chế). Nên với yêu cầu đòi hỏi cao ta bắt buột sử dụng thêm bộ xử lý PAU (lọc, làm lạnh,gia nhiệt, tách ẩm hay tạo ẩm) được lắp bên ngoài và nối ống gió cho nhiều FCU bên trong.
-- PAU: Luôn cấp gió khô hơn không khí trong không gian điều hòa. Khô ở đây nói đến độ chứa hơi ( hay độ khô), không phải độ ẩm tương đối ( vì gió sao khi ra coil FCU thì có độ ẩm tương đối cao 85~95%).Luôn cấp gió nhiệt độ càng thấp ( >9 nếu dùng VAV, > 11 nếu dùng CAV) khi có thể, khi này sẽ giảm được size của FCU hay Indoor Unit.

** Mô Hình AHU: Tùy theo nhà sản xuất mà AHU có cấu trúc khác nhau


Là thiết bị trao đổi nhiệt trung gian giữa nước lạnh hoặc nước nóng với không khí cần được điều hòa.
Đây là thiết bị có yêu cầu hàm lượng tính toán và đặt chế riêng biệt như: sản xuất theo đặt hàng các thông số: lưu lượng gió, nhiệt độ, độ ẩm trước và sau yêu cầu của phòng điều hòa.
Hệ thống tủ điều khiển, kết nối được làm riêng tại các công ty gia công cơ điện lạnh. Hay nói cách khác là sự kết hợp của 2 hay một công ty chuyên về sản xuất gia công AHU và chuyên về thiết kế, thi công điều khiển lạnh tòa nhà.
Để giảm lại một số quy trình tính toán và hệ thống điều khiển, nhà cung cấp AHU đã cho ra một số phần mềm tính chọn riêng cho hảng của họ. Bởi vậy khi đả có đủ các thông số yêu cầu, ta chỉ cần mở phần mềm để tra và chọn loại AHU phù hợp nhất cho hệ thống. Họ cung cấp luôn giải pháp điều khiển và kết nối, nhận tín hiệu từ máy tính trung tâm (BMS của tòa nhà).
** Đường ống Nước Lạnh Vào AHU: Do không phải lúc nào các coil AHU cũng hoạt động đầy tải mà do quá trình thiết kế luôn dự trử công suất lạnh với mức cao nhất. Điều này dẩn tới các tải luôn hoạt động ở chế độ non tải, và các phương pháp tăng hiệu quả khi chạy ở chế độ non tải ra đời đang dần được cải tiến. Các giải pháp theo bác herot trên HVAC như sau:

Van 2 Ngả (two way valve control).
Van 3 Ngả (three way valve control).
Face and bypass damper control.
Primary-Secondary (Hệ thống 2 vòng nước ).
Variable Primary Flow (VPF)( Hệ thống lưu lượng thay đổi với đoạn ống by pass).
1.Van 3 Ngả (three way valve control): Lưu lượng nước liên tục. Tổn hao áp lực nước qua hệ thống lớn, dẩn đến hao điện máy bơm nước. Việc hòa trộn nước hồi và nước lạnh cấp không tốt như mong muốn.

2. Van 2 Ngả và bypass (two way valve control and bybass): Thay đổi lưu lượng nước cấp, áp lực được giải phóng qua van bypass do đó sụp áp đặt trên bơm cũng nhẹ đi và tiết kiệm điện máy bơm.

3. Face and bypass damper control (Bề mặt cửa gió dạng Bypass):
- Nhờ qua hệ thống cửa gió điều chỉnh được, giúp cho một lượng gió thổi qua bypass damper khi chạy non tải.
- Vừa tiết kiệm được ống bybass, mà sụt áp nước ít nên tiết kiệm điện cho máy bơm, nhưng giá thành và điều khiển loại này đắc hơn 2 loại trên.

4. Primary-Secondary (Hệ thống 2 vòng nước):
- Như các bạn thấy thì hệ này được chia thành 2 vòng nước, vòng sơ cấp - Primary chỉ dùng để cung cấp nước đi qua cụm Chiller nên thường chỉ cần những bơm với cột áp nhỏ. Cụm Sơ cấp này bắt buộc phải là Bơm với tốc độ cố định vì khi này công nghệ sản xuất Chiller chưa cho phép lưu lượng nước qua Chiller thay đổi được, lưu lượng này bắt buộc phải là Hằng số, nếu lưu lượng thay đổi thì hệ thống lập tức ngắt Chiller và Báo lỗi Hệ thống.
- Vòng nước Thứ cấp-Secondary với mục đích là phân phối nước lạnh vào công trình, đến tải tiêu thụ... thì sử dụng các Bơm Biến Tần có khả năng thay đổi giảm vô cấp được vận tốc Bơm==> chính là giảm Điện năng Tiêu thụ.
- Khi này hệ thống phải có Đường Bypass để duy trì lưu lượng nước qua Chiller là cố định, lưu ý là Ống Bypass này không có van nào chặn cả (may ra có thể gắn được Van 1 chiều để chặn nước từ đầu hút của bơm Pri dồn qua đầu hút của Bơm Secondary).
- hệ thống này đã có khả năng tiết kiệm năng lượng cho hệ thống Bơm tuần hoàn khi dùng Biến tần ở đây, nhưng chúng ta phải thêm cả một hệ thống bơm khác, kèm theo đó là tiêu tốn biết bao nhiêu chi phí phụ kiện kèm theo nó.


5. Variable Primary Flow VPF ( Hệ thống lưu lượng thay đổi với đoạn ống by pass):



- Khi này chỉ còn một hệ Bơm duy nhất đi qua Evaporator của Chiller với các Bơm dùng Biến tần điều khiển.

- Khi giảm tải thì Chiller cùng Bơm nước đều có khả năng giảm tải, khi này phải dùng một đường ống Bypass với van điều chỉnh trên đó (nhìn sơ qua thì cứ tưởng giống hệt như Hệ thống thứ 2 đã nói ở trên nhưng thực tình thì nguyên lý khác hoàn toàn). Van Bypass này với mục đích để duy trì lượng nước qua Chller không được thấp hơn một giá trị Minimum mà Chiller đã có.

- Khi này các dàn Coil cũng phải sử dụng hệ thống Van 2 ngả để có thể dùng cảm biến Delta P (cảm biến hiệu áp suất) điều khiển các Bơm.

- Việc tính toán đường ống Bypass này phải đáp ứng được lưu lượng nhỏ nhất của Chiller lớn nhất trong hệ thống, thông thường khi chọn lựa một Chiller thì nhà sản xuất sẽ phải cung cấp cho bạn giá trị Minimum này.

- Theo nghiên cứu của tổ chức ASHRAE thì hệ thống VPF này có khả năng:

1. Giảm năng lượng tiêu tốn trên toàn hệ thống đến 3% mỗi năm

2. Giảm chi phí đầu tư khoang 4-8% do giảm được số lượng bơm so với hệ số 3, và tiết kiệm không gian, Co, Tee, Fitting kèm theo nó.

3. Giảm chi phí vòng đời, bảo trì khoảng 3-5%

4. Giảm năng lượng cho hệ Bơm nước lạnh từ 25-50%

5. Giảm năng lượng Chiller đến 13%

- Những thông số trên đây đều có cơ sở để chứng minh với những tính năng của hệ thống VPF sẽ tóm lược sau đây: có khả năng kéo dãn dải công suất Chiller ép phải hoạt động ở chế độ đầy tải với hiệu suất cao nhất, giảm số lần đóng mở hệ Chiller làm tăng tuổi thọ, tăng độ tin cậy...D. Hệ Thống Ống Gió:

Hòa trộn gió tươi và gió hồi, lượng gió hòa trộn này sẻ được đưa vào AHU hay FCU để xử lý theo yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm của không gian điều hòa.
Có nhiều phương pháp tính toán ống gió. Nhưng phương pháp sử dụng phổ biến là phương pháp ma sát đồng điều.
Tính toán không quá mấy phức tạp do dể dàng trong lựa chọn số lượng miệng gió và kích thước từng đoạn nhánh. thông số chủ yếu là lưu lượng gió và độ ồn yêu cầu điều dể dàng tra ra được. Mà điều khó khăn nhất là thể hiện trên bản vẻ 2D hoặc 3D để ra thông số chính xác nhất cho nhà đầu tư.
Ngoài ra còn có hệ thống ống gió khác như ống gió hồi, ống gió thải, ống gió tăng áp cầu thang .v.v.

E. Hệ thống kết nối điều khiển Chiller: Tài liệu điều khiển AHU.

Từng phần thiết bị: Chiller, AHU, FCU, PAU, Van 2 – 3 Ngả.v.v. điều hoạt động độc lập bởi bộ điều khiển DDC. Và DDC có thể nhận tín hiệu từ cảm biến (cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, lưu lượng gió và nước, nồng độ CO2.v.v.), được lập trình điều khiển sẳn bằng máy tính và có tích hợp cổng truyền thông.
DDC có kết nối với hệ thống máy tính chủ qua các chuẩn giao tiếp (cổng giao tiếp truyền thông RS232, RS485.v.v.) kết nối được với nhau.
Qua đó máy tính chủ có thể nhận biết các hệ thống nào đang hoạt động và tình trạng hoạt động. Do máy tính có thêm chức năng phân quyền điều khiển mà máy tính chủ có thể tác động can thiệp vào dữ liệu đã được lập trình sẳn trên DDC để điều khiển thiết bị đó theo nhu cầu của người quản lý của máy tính chủ.
Việc lập trình, điều khiển và đảm bảo các thiết bị có thể giao tiếp được với nhau (bởi tính hiệu số đòi hỏi các thiết bị phải có chung một chuẩn giao tiếp như giao tiếp như HTML, Lon Works, BAC Net, OPC, AdvanceDDE, modbus, ODBC.v.v) để kết nối với máy tính với phần mềm BMS viết riêng cho công trình tòa nhà. Đa số là do một công ty điều khiển và sử dụng một dòng hàng điều khiển chuyên dùng riêng của hảng (VD: thiết bị delta.v.v.).

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2019

Pin Năng lượng mặt trời hoạt động như thế nào ?


Pin năng lượng mặt trời hoạt động như thế nào nhỉ ? chúng ta bắt đầu nào ?



I – GIỚI THIỆU CHUNG:

Một tế bào quang điện (cell) Tấm Pin năng lượng mặt trời (solar cells panel) Pin mặt trời, hay pin quang điện, ký hiệu là PV, là hệ thống các tấm vật liệu đặc biệt có khả năng chuyển đổi quang năng của ánh sáng mặt trời thành điện năng. Pin mặt trời được cấu tạo bằng các tế bào quang điện (cells) đơn tinh thể (monocrystalline) và đa tinh thể (polycrystalline) có hiệu suất cao (15% - 18%), công suất từ 25Wp đến 240Wp và có tuổi thọ trung bình 30 năm.

II – NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI:

Từ giàn pin mặt trời, ánh sáng được biến đổi thành điện năng, tạo ra dòng điện một chiều (DC). Dòng điện này được dẫn tới bộ điều khiển là một thiết bị điện tử có chức năng điều hoà tự động các quá trình nạp điện vào ắc-quy và phóng điện từ ắc-quy ra các thiết bị điện một chiều (DC). Trường hợp công suất giàn pin đủ lớn, trong mạch điện sẽ được lắp thêm bộ đổi điện để chuyển dòng một chiều thành dòng xoay chiều (AC), chạy được thêm nhiều thiết bị điện gia dụng (đèn, quạt, radio, TV…).

III - CẤU HÌNH TIÊU BIỂU CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI:

1- PANEL MẶT TRỜI :

Tấm pin Panel mặt trời (solar cells panel) biến đổi quang năng hấp thụ từ mặt trời để biến thành điện năng. Một số thông tin cơ bản về tấm pin mặt trời Hiệu suất: từ 15% - 18% Công suất: từ 25Wp đến 175 Wp Số lượng cells trên mỗi tấm pin : 72 cells Kích thước cells: 5 – 6 inchs Loại cells: monocrystalline và polycrystalline Chất liệu của khung nhôm Tuổi thọ trung bình của tấm pin : 30 năm Có khả năng kết nối thành các trạm điện mặt trời công suất lớn không hạn chế, có thể hòa lưới (grid), hoặc hoạt động độc lập như 1 hệ thống back-up điện. Trong một ngày nắng, mặt trời cung cấp khoảng 1 kW/m² đến mặt đất (khi mặt trời đứng bóng và quang mây, ở mực nước biển). Công suất và điện áp của một hệ thống sẽ phụ thuộc và cách chúng ta nối ghép các tấm pin Panel mặt trời lại với nhau.Các tấm pin Panel mặt trời được lắp đặt ở ngoài trời để có thể hứng được ánh nắng tốt nhất từ mặt trời nên được thiết kế với những tính năng và chất liệu đặc biệt, có thể chịu đựng được sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu, nhiệt độ…

2. BỘ ĐIỀU KHIỂN SẠC:

- Là thiết bị thực hiện chức năng điều tiết sạc cho ắc-quy, bảo vệ cho ắc-quy chống nạp quá tải và xả quá sâu nhằm nâng cao tuổi thọ của bình ắc-quy, và giúp hệ thống pin mặt trời sử dụng hiệu quả và lâu dài.

- Bộ điều khiển còn cho biết tình trạng nạp điện của Panel mặt trời vào ắc-quy giúp cho người sử dụng kiểm soát được các phụ tải.

- Bộ điều khiển còn thực hiện việc bảo vệ nạp quá điện thế (>13,8V) hoặc điện thế thấp (<10,5V). Mạch bảo vệ của bộ điều khiển sẽ thực hiện việc ngắt mạch khi bộ điều khiển xác nhận bình ắc-quy đã được nạp đầy hoặc điện áp bình quá thấp.

3- AC-DC INVERTER:

- Là bộ biến điện nghịch lưu. Inverter chuyển đổi dòng điện 12V DC từ ăc-quy thành dòng điện AC (110VAC, 220VAC). Được thiết kế với nhiều cấp công suất từ 0.3kVA – 10kVA.
- Inverter có nhiều loại và cách phân biệt chúng bằng dạng sóng của điện áp đầu ra : dạng sóng hình sin, giả sin, sóng vuông, sóng bậc thang…

4- BATTERY (Ắc-quy):

- Là thiết bị lưu trữ điện để sử dụng vào ban đêm hoặc lúc trời ít hoặc không còn ánh nắng.
- Ắc-quy có nhiều loại, kích thước và dung lượng khác nhau, tùy thuộc vào công suất và đặc điểm của hệ thống pin panel mặt trời . Hệ thống có công suất càng lớn thì cần sử dụng ăc-quy có dung lượng lớn hoặc dùng nhiều bình ắc-quy kết nối lại với nhau.

5- KHUNG GÁ VÀ DÂY CÁP:

- Để đảm bảo cho hệ thống pin Panel mặt trời đặt đúng vị trí tốt nhất (nắng nhiều nhất và lâu nhất) và hiệu suất sử dụng hệ thống luôn được ổn định lâu dài, chúng ta cần dùng đến bộ khung gá và dây cáp chuyên dụng.
- Để tối đa hóa hiệu suất của hệ thống, các tấm pin Panel mặt trời cần được lắp đặt theo 1 góc nghiêng và 1 hướng nhất định (tùy thuộc từng vị trí lắp đặt cụ thể).
- Lưu ý khi lắp đặt tránh các vùng có khả năng bị che, khuất nắng, nên lựa chọn những vị trí có thể hứng được nắng tốt nhất cho cả ngày.
- Các phụ kiện đồng bộ kèm theo : ống, công tắc, bảng điện, Vaseline, domino, ổ cắm… để lắp hoàn chỉnh hệ thống điện mặt trời




· 1 : Tấm pin mặt trời (Solar Panel)

· 2: Bộ điều khiển sạc mặt trời (Solar Charger Controller)

· 3 : Bộ kích điện DC-AC (Solar Inverter)

· 4 : Cầu dao chuyển mạch (Solar Inverter)

· 5 : Ắc quy (Battery)


Mô tả hoạt động của hệ thống:
Đây là sự tích hợp của hai hệ thống thành một hệ thống liên hoàn bao gồm:
Hệ thống Sản xuất điện năng từ Mặt trời thành điện 220VAC/50Hz bổ sung vào điện lưới (On grid).
Hệ thống Lưu trữ biến đổi điện điện năng từ Mặt trời thành điện 220VAC/50Hz (Off grid).
Tuy nhiên, quý khách vẫn có thể sử dụng từng hệ thống trên một cách độc lập tùy theo nhu cầu cụ thể.
Khi khởi động Battery bank luôn được ưu tiên nạp điện từ Mặt trời cho đến khi đầy. Lúc này Grid-Tie Solar Inverter (GTSI) chưa làm việc.
Khi Battery bank đầy bộ Inverter-Solar Charger (ISC) sẽ ngưng sạc và bộ GTSI sẽ hoạt động: Biến đổi điện DC từ Solar panel thành điện AC 220V có điện áp, tần số - pha trùng với điện lưới và được hòa trực tiếp vào lưới điện – Việc bán điện sẽ được thông qua đồng hồ W1.
Khi có điện lưới, điện năng cho tải thông thường và tải ưu tiên sẽ được cấp qua đồng hồ điện W2 (điện mua) - do ISC lúc này đang ở chế độ On grid.
Khi mất điện lưới, ISC sẽ lấy điện DC từ Battery bank và Solar để biến đổi thành điện AC 220V cung cấp cho tải ưu tiên. Đồng thời GTSI sẽ ngưng làm việc.

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2019

Hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới không bám tải

Hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới không bám tải hoạt động như sau quang năng được pin năng lượng mặt trời chuyển thành điện năng DC => đưa đến bộ hòa lưới ở bộ hòa lưới này nguồn điện DC được nghịch lưu nhờ cách mạch điện công suất thành nguồn điện AC chuẩn sin (220v hoặc 380v,tần số 50HZ ) theo nguyên lý hòa đồng bộ 2 nguồn điện với nhau chúng chỉ cần cùng điện áp và tần số , góc lệch pha ta có thể hòa với nhau.vậy ta có thể hiểu bộ năng lượng mặt trời sẽ tạo ra nguồn điện chuẩn sin rồi chúng hòa vào nguồn lưới của chúng ta.

Hệ thống năng lượng mặt trời động lập

Đây là giải pháp sử dụng điện mặt trời kết hợp bình ắc quy dự trữ, không nối với lưới điện. Năng lượng dự trữ trong bình ắc quy được biến đổi thành điện AC nhờ vào Inverter, cấp cho tải sử dụng. 

đơn giản là bạn tạo ra 2 nguồn điện khách nhau và khi có năng bạn dùng năng lượng mặt trời khi mua gió , không có nắng bạn dùng điện lưới.

Ưu điểm giải pháp:

  1. Không phụ thuộc điện lưới.
  2. Được thiết kế dạng module, dễ dàng nâng cấp công suất sau này.
  3. Cấu hình điện áp hệ ắc quy linh động: 12V, 24V, 36V, 48V hay 60V.
  4. Giải pháp đã có các chức năng bảo vệ: quá dòng, quá áp, quá tải, ngược cực…
  5. Chế độ làm việc của inverter hoàn toàn tự động, có màn hình theo dõi kiểm soát hệ thống và có các cảnh báo lỗi kịp thời khi có sự cố.

Nhược điểm :

  1. bạn không hòa với lưới được -- nên bạn phải tính toán phụ tải nào sẽ dùng khi cắt điện lưới (có thể dùng chuyển mạch tự động) nhưng mình thấy khá bất tiện trong quá trình sử dụng
  1. trường hợp bạn dư công suất thì cũng không hòa ngược vào lưới nưới để bán cho nhà nước được
Kết Luận: phương án này chỉ dùng cho vùng không có điện lưới hoặc điện lưới thường xuyên bị cắt.còn ở những nơi có điện lưới tốt, thì nên dùng phương án sau: hệ năng lượng mặt trời hòa lưới bám tải có lưu trữ, hoặc hệ năng lượng mặt trời không bám tải.

Hệ thống năng lượng mặt trời bám tải có dự trữ.


  1. Khi có nắng  pin mặt trời, ánh sáng được biến đổi thành điện năng, tạo ra dòng điện một chiều (DC). Dòng điện này được dẫn tới bộ điều khiển là một thiết bị điện tử có chức năng điều hoà tự động các quá trình nạp điện vào ắc-quy và phóng điện từ ắc-quy ra các thiết bị điện một chiều (DC). Trường hợp công suất giàn pin đủ lớn, trong mạch điện sẽ được lắp thêm bộ đổi điện để chuyển dòng một chiều thành dòng xoay chiều (AC), chạy được thêm nhiều thiết bị điện gia dụng (đèn, quạt, radio, 
  2. Khi không có nắng : rất tiếc là hệ thống của chúng ta sẽ không thể hoạt động ( hơi buồn hjhjhjh....)


Thứ Ba, 9 tháng 4, 2019

Tủ Điện ATS công suất lớn.

Tủ điện ATS công suất lớn


Ở bài này mình sẽ không đi vào nguyên lý hoạt động,phân loại  của tủ ATS nữa vì Tủ điện ATS cho gia đình mình đã nói rồi bạn nào muốn biết chi tiết thì có thể kích vào linh sau:
ở bài này mình chỉ đi làm rõ 2 vấn đề sau:
  1. Những chú ý khi thiết kế hay đặt mua tủ ATS công suất lớn.
  2. Những phương án bạn có thể lựa trọn.
1.Những chú ý khi thiết kế hay đặt mua tủ ATS công suất lớn.
  • Biết được phụ tải bạn cần cấp điện là bao nhiêu thông số này rất quan trọng ( nói một cách đơn giản là những thiết bị nào sẽ được cấp điện khi điện lưới mất điện) -thường khi mất điện chỉ có những phụ tải ưu tiên sẽ được cấp điện ( như pccc ,bơm nước sạch ,chiếu sáng nơi công cộng, bãi đỗ sẽ chứ không phải toàn bộ nhé).
  • Vì cấp điện là sau khoản từ 3 giây cho đến 10 giây là điện của máy pháp sẽ được đưa vào phụ tải nên lúc này trước khi mất điện những phụ tải vẫn còn đang ở trạng thái hoạt động nên bạn lưu ý lúc đó là sẽ có dòng khởi động ( đối với các động cơ khởi động trực tiếp hoặc khởi động sao tam giác ) còn đối với tải khác có nhưng dòng không đáng kể 
2.phương án bạn có thể lựa chọn:
  • Dùng bộ điều khiển PLC với ACB hoặc MC
  • Dùng bộ điều khiển PlC với bộ chuyển mạch chuyên dụng
  • Dùng bộ điều khiển chuyên dụng ATS với MC hoặc ACB
  • Dùng bộ điều khiển chuyên dụng ATS với bộ chuyển mạch chuyên dụng.
Bộ điều khiển PLC: PLC logo ,PLC ZEN , PLC delta....
Bộ điều khiển ATS chuyên dụng: Bộ Điều Khiển ATS Osung,bộ điều khiển ATS HAT530....
Thiết bị đóng cắt : LS ,Misubishi,........

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2019

Tủ ATS Gia Đình.

Hôm nay mình xin giới thiệu đến với các bạn giải pháp Tủ Điện ATS Gia Đình.


Để bắt đầu mình xin mở đầu thế này:
-Theo tiêu chuẩn cung cấp điện cho các hộ gia đình ( nhà phố , nhà ở không phải biệt thự ) thì điện lực sẽ cấp cho các bạn một nguồn điện:
  1. 1 Pha
  2. điện áp 220v
  3. dòng điện định mức là 63A
=> tức là bạn sẽ chỉ cần dùng một tủ ATS là 63A là đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp điện cho toàn bộ phụ tải trong nhà bạn rồi.
_ Đối vơi biệt thực cao cấp , hoặc nơi quy hoạch làm khu đô thị mới thì bạn sẽ được cấp nguồn điện:
  1. 3 pha +1N ( trung tính)
  2. Điện áp dây là 380v và điện áp pha là 220v
  3. Dòng định mức là khoảng 50A ( cái này mình chưa có số liệu chính xác nhé -- chỉ là đi làm mình gặp các trường hợp này nhé)
=> tức là bạn chỉ cần dùng một tủ ATS là 50A 3 pha là đáp ứng nhu cầu dùng điện cho nhà bạn rồi nhé.
- Nếu nhà bạn dùng nguồn 1 pha thì bạn có thê tham khảo gải pháp sau của mình nhé:

1.Tủ ATS gia đình phương án 1
  1. Bộ điều khiển là (role trung gian + timer )
  2.  Thiết bị đóng cắt là 2 khởi động từ một pha
  3.  Bộ nạp nguồn tự động cho máy phát 
  4.  Bộ đề đối với với máy phát cũ ( loại không thích hợp bộ đề điện)


1.Tủ ATS gia đình phương án 2
  1. Bộ điều khiển là (role trung gian + timer )
  2.  Thiết bị đóng là bộ đóng cắt chuyên dụng 
  3.  Bộ nạp nguồn tự động cho máy phát 
  4.  Bộ đề đối với với máy phát cũ ( loại không thích hợp bộ đề điện)

    - Nếu nhà bạn dùng nguồn 3 pha thì bạn có thê tham khảo gải pháp sau của mình nhé:
    1.Tủ ATS gia đình phương án 3
    1. Bộ điều khiển là plc
    2.  Thiết bị đóng cắt là 2 khởi động 3 pha
    3.  Bộ nạp nguồn tự động cho máy phát 
    4.  Bộ đề đối với với máy phát cũ ( loại không thích hợp bộ đề điện)

    Phụ Tài điện là gì ? Tính Chất và Phân loại phụ tải

    Để bắt đầu bài viết này mình xin bắt đầu bằng một loại các câu hỏi sau:

    1. Phụ tài là gì?( bản chất của nó nhé) 
    2. Cách phân loại phụ tải?
    3. Tại sao phải phân loại phụ tải (cái này mới quan trọng nè)


    I .Bắt đầu bằng câu đầu tiên nhé : Phụ tải là gì?

    Một khái niệm và đã là một kỹ sư điện thì ai cũng phải nghe qua những có thể chưa hiểu rõ bản chất về nó,đó chính là phụ tải.
    - Phụ tải là nơi điện năng sẽ biến thành các dạng năng lượng khác như:
    1. Nhiệt Năng(đun nước,tủ lạnh,sưởi ấm .... điều hòa ..)
    2. Quang Năng (chiếu sáng , đèn , biển quảng cáo, .....)
    3. Cơ năng ( chạy máy bơm , quạt điện ..... )
    4. Các dạng năng lượng khác...( điện từ ,....)
    nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của con người.
    -Theo lý thuyết thì người ta định nghĩa phụ tải như sau: Phụ tải là là một đại lượng đo bằng tổng công suất tiêu thụ của các thiết bị điện trong một thời điểm và là một hàm của nhiều yếu tố theo thời gian, không tuân thủ theo một quy luật nhất định và cuối cùng là một thông số quan trọng để lựa chọn các thiết bị của thệ thống điện .
    vậy đó lý thuyết nghe nó phức tạp vật đó-theo mình các bạn cứ hiểu theo ý trên là hiều bản chất của vấn đề

    II.Cách phân loại phụ tải.

    -Phân loại theo tính chất tiêu thụ điện:
    1. Phụ tài dùng để chiếu sáng
    2. Phụ tải dùng trong sinh hoạt
    3. Phụ tải phục vụ các hoạt động công nghiệp
    4. Phụ tải phục vụ trong kinh doanh
    5. ...........................................
    -Phân loại theo hộ tiêu thụ và tầm quan trọng của phụ tải
    1. Phụ tải loại 1: loại này là loại được cung cấp điện liên tục - nếu mất điện xẩy ra thì sao nhỉ :
      • Ảnh hưởng đến tính mạng con người ( ví dụ như bệnh viện..........
      • Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nền kinh tế (xưởng sản xuất , kim khí,lò cao.công nghiệp nặng của đất nước .....
      • Ảnh hưởng đến An ninh, trật tự ( tram thông tin, đại sứ quán.......)
    2. Phụ tải loại 2:loại này nếu mất điện sẽ gây thiệt hại về kinh tế trong phạm vi nhỏ ( một cá nhân, hay một tổ chức ) như sản xuất thị thiếu sản lượng, hàng hóa .....
    3. Phụ tải loại 3: là loại phụ tải có mức ưu tiên thấp nhất ( cho phép mất điện khi cần) : công trình dân dụng , khu dân cư hay công trình phúc lợi.
    III.Tại sao phải phân loại nhỉ ?

    -Đứng góc độ của một kỹ sư  mình đưa ra một số lý do như sau:
    khi nhận một yêu cầu của khách hàng về việc thiết kế điện cho một công trình nào đó mình phải biết công trình đó thuộc loại phụ tải gì đề mình đề xuất phương án ví dụ nhé - mình nhận được một yêu cầu thiết kế cho một bệnh viện tư nhân mở ( thì nguồn điện câp đến đó là phụ tải loại ba vì nó đặt ở khu dân cư đang sinh sống thì mình phải đề xuất phương án dùng nguồn dựa phòng để đưa nó về phụ tải loại một bằng máy phát điện qua bộ điều khiển ATS chẳng hạn hoặc khóa chuyển mạch ).
    Đứng ở góc độ cá nhân sự dụng: ví dụ nhà mình có chăn nuôi gà chẳng hạn mình dùng điện để sưởi ấm cho gà vào mùa đông nhưng do mình là hộ tiêu tụ loại 3 ( khu dân cư ) nên mình phải biết là loại này sẽ cho phép cắt điện khi cần -- mình sẽ có phương án dự phòng dùng máy phát điện gia đình và tủ điều khiển ATS gia đình.
    Vậy đó các bạn nhé -- mình phải biết đưa những gì mình được học vào cuộc sống chứ không phải những trang giáo án vô hồn , mà học xong chẳng ai thèm nhớ ==> đó cũng là lý do mình viết bài viết chia sẻ này .cảm ơn các bạn nhé.