This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2019

Tủ ATS Gia Đình.

Hôm nay mình xin giới thiệu đến với các bạn giải pháp Tủ Điện ATS Gia Đình.


Để bắt đầu mình xin mở đầu thế này:
-Theo tiêu chuẩn cung cấp điện cho các hộ gia đình ( nhà phố , nhà ở không phải biệt thự ) thì điện lực sẽ cấp cho các bạn một nguồn điện:
  1. 1 Pha
  2. điện áp 220v
  3. dòng điện định mức là 63A
=> tức là bạn sẽ chỉ cần dùng một tủ ATS là 63A là đáp ứng đủ nhu cầu cung cấp điện cho toàn bộ phụ tải trong nhà bạn rồi.
_ Đối vơi biệt thực cao cấp , hoặc nơi quy hoạch làm khu đô thị mới thì bạn sẽ được cấp nguồn điện:
  1. 3 pha +1N ( trung tính)
  2. Điện áp dây là 380v và điện áp pha là 220v
  3. Dòng định mức là khoảng 50A ( cái này mình chưa có số liệu chính xác nhé -- chỉ là đi làm mình gặp các trường hợp này nhé)
=> tức là bạn chỉ cần dùng một tủ ATS là 50A 3 pha là đáp ứng nhu cầu dùng điện cho nhà bạn rồi nhé.
- Nếu nhà bạn dùng nguồn 1 pha thì bạn có thê tham khảo gải pháp sau của mình nhé:

1.Tủ ATS gia đình phương án 1
  1. Bộ điều khiển là (role trung gian + timer )
  2.  Thiết bị đóng cắt là 2 khởi động từ một pha
  3.  Bộ nạp nguồn tự động cho máy phát 
  4.  Bộ đề đối với với máy phát cũ ( loại không thích hợp bộ đề điện)


1.Tủ ATS gia đình phương án 2
  1. Bộ điều khiển là (role trung gian + timer )
  2.  Thiết bị đóng là bộ đóng cắt chuyên dụng 
  3.  Bộ nạp nguồn tự động cho máy phát 
  4.  Bộ đề đối với với máy phát cũ ( loại không thích hợp bộ đề điện)

    - Nếu nhà bạn dùng nguồn 3 pha thì bạn có thê tham khảo gải pháp sau của mình nhé:
    1.Tủ ATS gia đình phương án 3
    1. Bộ điều khiển là plc
    2.  Thiết bị đóng cắt là 2 khởi động 3 pha
    3.  Bộ nạp nguồn tự động cho máy phát 
    4.  Bộ đề đối với với máy phát cũ ( loại không thích hợp bộ đề điện)

    Phụ Tài điện là gì ? Tính Chất và Phân loại phụ tải

    Để bắt đầu bài viết này mình xin bắt đầu bằng một loại các câu hỏi sau:

    1. Phụ tài là gì?( bản chất của nó nhé) 
    2. Cách phân loại phụ tải?
    3. Tại sao phải phân loại phụ tải (cái này mới quan trọng nè)


    I .Bắt đầu bằng câu đầu tiên nhé : Phụ tải là gì?

    Một khái niệm và đã là một kỹ sư điện thì ai cũng phải nghe qua những có thể chưa hiểu rõ bản chất về nó,đó chính là phụ tải.
    - Phụ tải là nơi điện năng sẽ biến thành các dạng năng lượng khác như:
    1. Nhiệt Năng(đun nước,tủ lạnh,sưởi ấm .... điều hòa ..)
    2. Quang Năng (chiếu sáng , đèn , biển quảng cáo, .....)
    3. Cơ năng ( chạy máy bơm , quạt điện ..... )
    4. Các dạng năng lượng khác...( điện từ ,....)
    nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu của con người.
    -Theo lý thuyết thì người ta định nghĩa phụ tải như sau: Phụ tải là là một đại lượng đo bằng tổng công suất tiêu thụ của các thiết bị điện trong một thời điểm và là một hàm của nhiều yếu tố theo thời gian, không tuân thủ theo một quy luật nhất định và cuối cùng là một thông số quan trọng để lựa chọn các thiết bị của thệ thống điện .
    vậy đó lý thuyết nghe nó phức tạp vật đó-theo mình các bạn cứ hiểu theo ý trên là hiều bản chất của vấn đề

    II.Cách phân loại phụ tải.

    -Phân loại theo tính chất tiêu thụ điện:
    1. Phụ tài dùng để chiếu sáng
    2. Phụ tải dùng trong sinh hoạt
    3. Phụ tải phục vụ các hoạt động công nghiệp
    4. Phụ tải phục vụ trong kinh doanh
    5. ...........................................
    -Phân loại theo hộ tiêu thụ và tầm quan trọng của phụ tải
    1. Phụ tải loại 1: loại này là loại được cung cấp điện liên tục - nếu mất điện xẩy ra thì sao nhỉ :
      • Ảnh hưởng đến tính mạng con người ( ví dụ như bệnh viện..........
      • Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của nền kinh tế (xưởng sản xuất , kim khí,lò cao.công nghiệp nặng của đất nước .....
      • Ảnh hưởng đến An ninh, trật tự ( tram thông tin, đại sứ quán.......)
    2. Phụ tải loại 2:loại này nếu mất điện sẽ gây thiệt hại về kinh tế trong phạm vi nhỏ ( một cá nhân, hay một tổ chức ) như sản xuất thị thiếu sản lượng, hàng hóa .....
    3. Phụ tải loại 3: là loại phụ tải có mức ưu tiên thấp nhất ( cho phép mất điện khi cần) : công trình dân dụng , khu dân cư hay công trình phúc lợi.
    III.Tại sao phải phân loại nhỉ ?

    -Đứng góc độ của một kỹ sư  mình đưa ra một số lý do như sau:
    khi nhận một yêu cầu của khách hàng về việc thiết kế điện cho một công trình nào đó mình phải biết công trình đó thuộc loại phụ tải gì đề mình đề xuất phương án ví dụ nhé - mình nhận được một yêu cầu thiết kế cho một bệnh viện tư nhân mở ( thì nguồn điện câp đến đó là phụ tải loại ba vì nó đặt ở khu dân cư đang sinh sống thì mình phải đề xuất phương án dùng nguồn dựa phòng để đưa nó về phụ tải loại một bằng máy phát điện qua bộ điều khiển ATS chẳng hạn hoặc khóa chuyển mạch ).
    Đứng ở góc độ cá nhân sự dụng: ví dụ nhà mình có chăn nuôi gà chẳng hạn mình dùng điện để sưởi ấm cho gà vào mùa đông nhưng do mình là hộ tiêu tụ loại 3 ( khu dân cư ) nên mình phải biết là loại này sẽ cho phép cắt điện khi cần -- mình sẽ có phương án dự phòng dùng máy phát điện gia đình và tủ điều khiển ATS gia đình.
    Vậy đó các bạn nhé -- mình phải biết đưa những gì mình được học vào cuộc sống chứ không phải những trang giáo án vô hồn , mà học xong chẳng ai thèm nhớ ==> đó cũng là lý do mình viết bài viết chia sẻ này .cảm ơn các bạn nhé.